Nhiều người dân ở Thái Nguyên phản ánh, với mục đích gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên n
Đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm, nhận về chứng nhận bảo hiểm
Mới đây, phản ánh tới Dân Việt, nhiều người dân ở Thái Nguyên phản ánh lâm vào tình trạng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng đã bị chuyển thành khoản chứng nhận bảo hiểm.
Theo đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Hằng (SN 1965), ngày 23/9/2022, bà đem số tiền 50 triệu đồng đến Ngân hàng TMCP Quân Đội – Phòng giao dịch Phổ Yên (thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) để gửi tiền tiết kiệm.
Khi đến nơi, qua trao đổi với nhân viên ngân hàng tên Dương Thị Minh, khách hàng được một nhân viên tên Nguyễn Tuấn Vũ tiếp cận và tư vấn về sản phẩm gửi tiết kiệm đầu tư sinh lời cao với lãi suất 8,9%/năm.
“Thời điểm được tư vấn, tôi không biết Nguyễn Tuấn Vũ là nhân viên của Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas.
Trong quá trình tư vấn, Vũ còn nói khi gửi tiết kiệm như này sẽ được tặng thêm một gói bảo hiểm đi kèm và phía nhân viên ngân hàng cũng đã xác nhận để tôi nghe Vũ tư vấn về sản phẩm gửi tiết kiệm để hưởng mức lãi suất cao hơn”, bà Hằng cho biết.
Trong file PDF về thông tin hợp đồng có nhiều chữ ký mang tên bà Hằng thế nhưng chỉ có 2 chữ ký ở thư xác nhận được bà Hằng xác nhận là chữ ký của mình, còn nhiều chữ ký khác không phải. Bà Hằng cho rằng mẫu chữ ký bên trái là đúng do bà ký, còn bên phải thì không đúng.
Theo khách hàng này, sau khi nghe Vũ tư vấn và ký vào tờ thư xác nhận mà không được đọc hợp đồng bảo hiểm đi kèm, bà đã nộp số tiền là 50.000.000 đồng và vẫn đinh ninh mình gửi tiền gửi tiết kiệm. Sau đó, khách hàng nhận về nửa chỉ vàng khi hoàn thành việc nộp phí.
“Khi nghe tư vấn bảo hiểm chỉ là gói tặng kèm nên tôi ký vào thư xác nhận vì chúng tôi tin tưởng uy tín của Ngân hàng Quân đội và gia đình chúng tôi nhiều lần gửi tiết kiệm tại đây”, bà Hằng trình bày.
Bà Hằng cho biết, việc lập hồ sơ của bà có nhiều điểm bất thường. Thứ nhất, trong file PDF về thông tin hợp đồng có nhiều chữ ký mang tên bà Hằng thế nhưng bà Hằng xác nhận mình ký 2 chữ ký ở thư xác nhận, còn nhiều chữ ký khác không phải do bà Hằng ký.
Trong yêu cầu bảo hiểm có nêu rất nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe, bệnh lý, tiền sử bệnh lý của gia đình thế nhưng bà Hằng không được hỏi và cho rằng những thông tin này là nhân viên tự điền và điền không chính xác.
Thứ 2 là trong yêu cầu bảo hiểm có nêu rất nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe, bệnh lý, tiền sử bệnh lý của gia đình thế nhưng bà Hằng không được hỏi, cho rằng những thông tin này là nhân viên tự điền và điền không chính xác. Đơn giản như chiều cao, cân nặng thực tế của bà Nguyễn Thị Hằng là 1m57 nặng 67kg chứ không phải 1m60, nặng 60kg
Thứ 3 là khoản thu nhập bình quân hàng năm của bà Hằng được kê khai là 360.000.000 đồng, thế nhưng với một giáo viên về hưu, bà Hằng khẳng định mình không có khoản thu nhập đó.
Khi nhận được bản chứng nhận bảo hiểm khác với mục đích ban đầu, gia đình bà Hằng đã nhiều lần làm việc cũng như có đơn khiếu nại tới các đơn vị liên quan trong đó có Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life.
Thứ 3 là khoản thu nhập bình quân hàng năm của bà Hằng được kê khai là 360.000.000 đồng thế nhưng với một giáo viên về hưu, bà Hằng khẳng định mình không có khoản thu nhập đó.
Thế nhưng trong thư phản hồi khách hàng, Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life trả lời “ở thời điểm hiện tại chúng tôi chưa đủ cơ sở để giải quyết phản ánh của quý khách”.
Theo lời chị H, năm 2022, chị gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Quân đội ở TP.Thái Nguyên – Phòng giao dịch Trưng Vương, được nhân viên tư vấn một gói gửi khác với kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn hơn.
“Nhân viên bảo tôi trích 50 triệu đồng tham gia một gói gửi ưu đãi với lãi suất 8%/năm, cao hơn những gói đang áp dụng. Mỗi năm chỉ cần đóng 50 triệu đồng, mỗi tháng nhận 350.000 – 400.000 đồng tiền lãi. Họ khẳng định sau 5 năm tôi sẽ được nhận lại toàn bộ số tiền này. Thế nhưng tôi không có nhu cầu mua bảo hiểm, chỉ gửi tiết kiệm”, chị Hạnh bức xúc.
Chứng nhận bảo hiểm của chị Hạnh.
Chị khẳng định, trong lúc tư vấn và nộp tiền bản thân không được đọc một bản hợp đồng nào hay giấy tờ gì, chỉ được cầm một tờ giấy và ký liên quan đến việc gửi và đóng tiền: “Ít ngày sau tôi nhận được chứng nhận bảo hiểm, do tin tưởng nên tôi không đọc và bỏ vào ngăn tủ. Trước nay nghe đến bảo hiểm tôi đã sợ, nên nếu ngân hàng tư vấn đây là mua bảo hiểm chắc chắn tôi sẽ từ chối ngay”.
Pause 00:00 00:26 00:31 Unmute Powered by GliaStudio close
Đến nay chị Hạnh đã nhận được yêu cầu nộp tiếp năm thứ 2. Chị bảo, rất nhiều trường hợp tại khu vực chị làm việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng MB và vướng vào tình trạng tương tự.
“Tôi đến văn phòng, gặp anh Hùng giám đốc, anh Hùng trấn an chúng tôi là không sao nhưng không có giấy tờ gì cam kết cả”, chị Hạnh lo lắng.
Theo chứng nhận bảo hiểm chị Hạnh cung cấp, có ghi rõ: Chứng nhận bảo hiểm rút gọn của MB Ageas. Sản phẩm bảo hiểm “Kiến tạo tương lai”. Tổng phí bảo hiểm định kỳ là 50 triệu đồng. Số tiền bảo hiểm là 250 triệu đồng. Ngày hiệu lực hợp đồng là 6/9/2022, ngày đáo hạn là 6/9/2083. Nghĩa là ở thời điểm chị Hạnh tròn 100 tuổi.
Đến nay chị Hạnh đã nhận được yêu cầu nộp tiếp năm thứ 2. Chị bảo, rất nhiều trường hợp tại khu vực chị làm việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng MB và vướng vào tình trạng tương tự. Ảnh giấy nộp tiền của chị Hạnh.
Trường hợp tiếp theo là của anh Vũ Huy Khương (TP.Thái Nguyên). Anh Khương cho biết, tháng 4/2022 anh đóng 100 triệu đồng tiền tiết kiệm tại ngân hàng MB Trưng Vương, thế nhưng đến nay lại phát hiện khoản tiền đã được đóng cho hợp đồng bảo hiểm.
“Tôi khẳng định là tôi không được tư vấn mua bảo hiểm mà là một khoản đầu tư, gói gửi khác với mức lãi suất cao hơn nhiều mức gửi thời điểm đó”, anh Khương nói.
Hiện nay anh Khương đã có thông báo nộp tiền bảo hiểm năm thứ 2, thế nhưng anh chưa nộp.
“Tôi gửi tiền, sau ít ngày thì nhận được chứng nhận bảo hiểm (bản rút gọn) với ngày hiệu lực là 19/4/2022 và ngày đáo hạn hợp đồng là 19/4/2074. Việc này khác xa với nhân viên tên An tư vấn cho tôi”, anh Khương bức xúc. Năm đáo hạn 2074 cũng là năm anh Khương tròn 100 tuổi.
Hình ảnh người dân làm việc, trao đổi với Phòng giao dịch Trưng Vương – ngân hàng MBbank ở TP.Thái Nguyên. Ảnh cắt từ clip người dân cung cấp.
Đã có trường hợp nhận lại tiền
Ông Nguyễn Văn Hòa (phường Phan Đình Phùng, TP.Thái Nguyên, Thái Nguyên) cho biết, ông cũng rơi vào tình huống như nhiều người đang gặp phải.
Ông được một chuyên viên tư vấn gửi tiết kiệm liên tục trong 5 năm để có lãi suất cao và hợp đồng bảo hiểm tặng kèm. Ông Hòa cho biết, lúc đó ông không được tư vấn mua bảo hiểm và không có nhu cầu mua bảo hiểm.
Sau khoảng nửa tháng, ông Hòa nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm rút gọn chứ không phải sổ tiết kiệm như thường lệ. Đem thắc mắc này tới ngân hàng, ông Hòa nhận được thông tin rằng sổ tiết kiệm đã có trên hệ thống.
Tháng 3/2023, ông Hòa nhận được tin nhắn thông báo hợp đồng bảo hiểm đến hạn đóng phí vào điện thoại của mình. Lúc này ông Hòa bất ngờ, bởi ông chưa từng mua bảo hiểm đó bao giờ.
Ông Nguyễn Văn Hòa (phường Phan Đình Phùng, TP.Thái Nguyên, Thái Nguyên) cho biết, tháng 4/2022, ông Hòa có đến phòng giao dịch Trưng Vương – ngân hàng MBbank ở TP.Thái Nguyên để gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
Trước diễn biến này, ông Hòa đã khiếu nại tới các đơn vị có liên quan. Ngày 7/3/2023, ông Hòa đã đến phòng giao dịch Trưng Vương khiếu nại về việc đi gửi tiền tiết kiệm lại thành hợp đồng bảo hiểm.
Trao đổi với Dân Việt vào ngày 22/9/2023, ông Hòa cho biết, sau quá trình ông Hòa khiếu nại nhiều lần, ở diễn biến mới nhất, ông Hòa đã được trả lại 60 triệu đồng. Khi được hỏi có tiếp tục gửi số tiền đó để tiết kiệm tại ngân hàng trên, ông Hòa từ chối, xin rút về.
Giám đốc Phòng giao dịch Trưng Vương nói gì?
Sáng 25/9, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Công Tùng – đại diện Phòng giao dịch Trưng Vương – ngân hàng Quân đội ở TP.Thái Nguyên cho biết, hiện nay đơn vị chưa có thống kê về số người dân liên quan đến vụ hợp đồng bảo hiểm.
“Có những trường hợp lên phòng giao dịch thắc mắc chúng tôi đã giải thích và giải đáp rõ ràng”, vị đại diện cho biết.
Ngay sau đó, ông Tùng mời phóng viên Dân Việt lên làm việc và từ chối cung cấp thông tin thêm qua điện thoại.
Chiều 27/9, phóng viên Dân Việt có mặt tại ngân hàng Quân đội – Phòng giao dịch Trưng Vương (TP.Thái Nguyên) như lịch đã hẹn.
Chiều 27/9, phóng viên Dân Việt có mặt tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Phòng giao dịch Trưng Vương (TP.Thái Nguyên) như lịch đã hẹn.
Bên cạnh đó, trong buổi làm việc, ông Tùng cho rằng khách hàng có đủ năng lực, hành vi để xác nhận hợp đồng, vì thế không có việc khách hàng không biết về hợp đồng bảo hiểm?!
Để minh họa cho việc mang tiền gửi tiết kiệm nhưng sau đó được nhân viên tư vấn là “mua bảo hiểm”, ông Tùng dẫn chứng việc đi chợ mua rau nhưng sau đó mua thêm con gà.
Nhưng trên thực tế, các trường hợp khách hàng tại Thái Nguyên làm việc với PV Báo Điện tử Dân Việt đều cho biết họ không nhận được tư vấn rõ ràng, nên hoàn toàn bất ngờ khi khoản tiền gửi tiết kiệm bị biến thành khoản đầu tư bảo hiểm nhân thọ.
PV đặt câu hỏi về các hợp đồng bảo hiểm không có đủ chữ ký của khách hàng cũng như một số bất thường khác. Tại buổi làm việc này, ông Tùng cho biết Ngân hàng TMCP Quân Đội độc lập với của Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas, vì thế những câu hỏi của phóng viên, trong buổi chiều 27 hoặc sáng 28 ông Tùng sẽ chuyển cho đơn vị có chức năng, thẩm quyền trả lời.
Thế nhưng đến nay, phóng viên chưa nhận được phản hồi từ đại diện Ngân hàng TMCP Quân Đội – Phòng giao dịch Trưng Vươ