Có 23 cây nến.
Tại buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng tiến hành một vòng kiểm tra kỹ năng chuyên môn cho tất cả các ứng viên có mặt. Sau đó, nhà tuyển dụng chọn ra 4 ứng viên xuất sắc nhất trong đó có anh Vương. Sau đó, nhà tuyển dụng liền đặt ra một câu hỏi cho 4 ứng viên: “Có 23 cây nến, thổi tắt 15 cây, vậy còn lại bao nhiêu cây?”.
Câu trả lời rất đơn giản. Rõ ràng chỉ cần lấy 23-15 bằng 8. Câu trả lời là còn 8 cây nến”. Tuy nhiên, ứng viên này bị nhà tuyển dụng lắc đầu từ chối.
Ứng viên thứ hai nói rằng: “Đây là câu hỏi kiểm tra trí thông minh của học sinh tiểu học, nhà tuyển dụng còn câu hỏi nào khác không?”. Ứng viên thứ hai tiếp tục là người bị loại tiếp theo.
Ứng viên thứ ba tỏ vẻ nóng nảy, sau khi nghe câu hỏi của nhà tuyển dụng liền đáp ngay: “Có 23 cây nến, thổi tắt 15 cây, còn lại bao nhiêu cây? Đừng lãng phí thời gian của chúng tôi nữa được không? Rõ ràng là còn 8 cây mà, bạn có thể hỏi câu khác được không?”.
Anh Vương là ứng viên thứ tư. Anh ngẫm nghĩ một lúc rồi bình tĩnh đưa ra câu trả lời: “Có 23 cây nến, thổi tắt 15 cây, còn lại bao nhiêu cây? Câu trả lời là vẫn còn 23 cây nến. Số nến vẫn còn nguyên vì việc “thổi nến tắt” và “còn lại” không liên quan gì đến nhau cả. Dù nến có bị thổi tắt thì trên bàn vẫn còn đó 23 cây nến. Đây chính là sự “đánh lừa” khéo léo trong câu hỏi của chị, sau này tôi mong có cơ hội học hỏi nhiều điều hơn từ chị” .
Ngay sau khi anh Vương trả lời, nhà tuyển dụng lập tức mỉm cười, khen ngợi anh thông minh, EQ cao và nhận anh vào làm việc.